

Dự án Diễn đàn công nghệ và đổi mới Á-Âu (European-Asian Technology and Innovation Platform – EURASTiP) là một hoạt động hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong 3 năm, được tài trợ thông qua chương trình EU Horizon 2020. Các mục tiêu của dự án là để thiết lập và phát triển các mạng lưới quốc gia và quốc tế có liên quan đến các nhu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS), ưu tiên hóa nghiên cứu và phát triển, và thương mại hóa thực hành tốt, đào tạo và chuyển giao công nghệ hiện nay. Thông qua các hoạt động đa dạng, EURSATiP đẩy mạnh một sự hợp tác tốt hơn cho NTTS bền vững của Châu Âu và các quốc gia đông-nam Châu Á.
Trong các hoạt động của mình, dự án EURASTiP đang đăng cai các sự kiện đối thoại quốc tế/các nhiệm vụ thương mại để mang các bên liên quan của Châu Âu và đông-nam Châu Á đến với nhau và tìm kiếm sự kết nối giữa các đối tác thích hợp của hai vùng cho sự tăng trưởng kinh doanh.
Sự kiện đối thoại lần thứ nhất được tổ chức tại Brussels, Bỉ từ 28-29/11/2018 với chủ đề “Đối thoại Châu Âu – Việt Nam vì sự phát triển bền vững của sản xuất và thương mại tôm”. Cuộc đối thoại được đồng tổ chức bởi EURASTiP, SUSV và ICAFIS. Mục đích chính của sự kiện là mang các chuyên gia nghiên cứu và kinh doanh trong ngành tôm từ Châu Âu và Việt Nam đến với nhau để đạt được sự hiểu biết tốt hơn về những nhu cần và thách thức gặp phải trong chuỗi giá trị tôm.
Trên cơ sở thành công của sự kiện lần thứ nhất, sự kiện đối thoại lần thứ hai đã được tổ chức bên lề Triển lãm Vietfish 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam từ ngày 27-30/8/2019 với chủ đề “Tương lai của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam: các cơ hội cho Châu Âu”. Các đồng tổ chức của đối thoại là EURASTiP, VINATiP, VASEP, OXFAM và ICAFIS. Sự kiện lần này bao gồm các hoạt động tham quan thực địa và một cuộc đối thoại giữa các bên. Đây là cơ hội để các đối tác Châu Âu hiểu hơn ngành NTTS Việt Nam. Sự kiện cũng cung cấp các cơ hội cho sự hợp tác giữa các đối tác thích hợp của Việt Nam và Châu Âu để phát triển kinh doanh của họ trong tương lai.
Tham gia sự kiện lần này có 25 đại biểu Châu Âu đại diện cho các doanh nghiệp NTTS, các công ty cung cấp đầu vào của NTTS, các nhà chế biến, viện trường và 15 đại biểu Bangladesh. Trong hai ngày 27-28/8/2019, các đại biểu nước ngoài đã được tổ chức đi tham quan các doanh nghiệp hàng đầu về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Tập đoàn Vĩnh Hoàn, Tập đoàn thủy sản Minh Phú, Tập đoàn thủy sản Việt Úc và Công ty Vietnam Food. Các đại biểu còn được đưa đi thăm các cơ sở sản xuất tôm càng xanh và tôm biển, và Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Tham quan vùng nuôi cá tra của Tập đoàn Vĩnh Hoàn ở Đồng Tháp
Thăm nhà máy chế biến của Tập đoàn thủy sản Minh Phú ở Hậu Giang
Thăm Tập đoàn thủy sản Việt Úc ở Bạc Liêu
Thăm Công ty Vietnam Food ở Hậu Giang
Thăm Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ
Tại các cơ sở tham quan, các đại biểu nước ngoài đã thấy được kết quả áp dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng như sản xuất tôm chân trắng không mang mầm bệnh chuyên biệt SPF và nuôi tôm chân trắng trong hệ thống tuần hoàn trong nhà (Tập đoàn thủy sản Việt Úc) và trong chế biến thủy sản như sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu cá tra (Tập đoàn Vĩnh Hoàn) và tôm (Tập đoàn thủy sản Minh Phú) cũng như từ phụ phẩm chế biến cá tra (Tập đoàn Vĩnh Hoàn) và tôm (Công ty Vietnam Food).
Tham gia buổi đối thoại vào ngày 30/8/2019, ngoài các đại biểu nước ngoài có sự tham dự của khoảng 60 đại biểu trong nước đến từ các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản, các doanh nghiệp cung cấp đầu vào NTTS, các viện trường, các hiệp hội, các hợp tác xã NTTS và tổ chức phi chính phủ. Sau lời chào mừng của ngài Matthieu Penot – đại diện EU và TS Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản và giới thiệu các đại biểu tham dự của Việt Nam, Bangladesh và Châu Âu, buổi đối thoại đã đi vào hai phiên họp toàn thể theo chủ đề. Ở chủ đề 1 về ‘Hiện trạng thương mại NTTS của Châu Âu: các tiềm năng và mong đợi’, các diễn giả Châu Âu đã nêu lên các yêu cầu trong thương mại thủy sản với Châu Âu, các gợi ý cho phát triển bền vững của NTTS Việt Nam cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam. Ở chủ đề 2 về ‘Hiện trạng và các triển vọng tương lai của NTTS Việt Nam’ các diễn giả Việt Nam đã trình bày về những thành tựu trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, các thách thức cho phát triển bền vững, các định hướng trong NTTS và những cơ hội cho xuất khẩu TS khi Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Châu Âu (EVFTA) cũng như kinh nghiệm xây dựng liên kết chuỗi tôm của dự án SUSV. Buổi đối thoại được tiếp tục với phần thảo luận nhóm theo 6 chủ đề bao gồm sản phẩm giá trị gia tăng từ phụ phẩm, chứng nhận, thực hành sản xuất tốt, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, xây dựng lòng tin và tăng cường năng lực nhóm cho nông dân nhỏ, và cung cấp công nghệ. Buổi đối thoại được kết thúc với phần trao đổi chung về những vấn đề như chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề cung cấp công nghệ của doanh nghiệp Châu Âu cho Việt Nam,…
Phát biểu chào mừng của Ông Matthieu Penot - đại diện EU
Phát biểu chào mừng của TS Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản
Trình bày của một trong các diễn giả tại buổi đối thoại
Trao đổi giữa các đại biểu Việt Nam và Châu Âu trong giờ giải lao
Một trong các nhóm thảo luận theo chủ đề
Các đại biểu Việt Nam và Châu Âu thảo luận trong phiên họp toàn thể
Ông David Bassett - Điều phối viên Dự án EURASTiP - tổng kết buổi đối thoại
Sự kiện môi giới lần này là cơ hội để các bên liên quan hoạt động trong lãnh vực NTTS của Việt Nam cung cấp các thông tin chính thống cho các đối tác Châu Âu và giúp các đối tác Châu Âu hiểu hơn về tiến bộ của NTTS Việt Nam. Sự kiện cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với các đối tác tiềm năng Châu Âu để xây dựng sự hợp tác nhằm phát triển sản xuất trong tương lai.
(Xem thêm: Bài đăng trên trang thông tin Tổng cục Thủy sản)
VINATiP
Ngày 30/8/2019, sự kiện đối thoại giữa các đại biểu Việt Nam và Châu Âu vì sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức bên lề Triển lãm Quốc tế thủy sản Vietfish 2019 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn – SECC.
Ngày 20/04/2019, tại Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM đã diễn ra cuộc họp Ban Điều hành Diễn đàn Công nghệ và Đổi mới Nuôi trồng thủy sản Việt Nam (VINATiP) mở rộng nhằm tổng kết các hoạt động đã thực hiện trong năm 2018 và xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm 2019 của Dự án EURASTIP và VINATiP.
Một diễn đàn (session) về chủ đề ‘Giới thiệu Dự án EURASTiP và Diễn đàn VINATiP’ đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế Aquaculture Vietnam 2018 Conference tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/102018 do Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) hỗ trợ tổ chức.
Đến năm 2030, nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ trở thành ngành sản xuất phát triển bền vững, là ngành chủ lực cung cấp thực phẩm chất lượng, bổ dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng, và tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống của nông dân.
VINATIP
Tôm sú Post 15 | 120 đ |
Tôm thẻ Post 12 | 126 đ |
Cá lăng 1,2 cm | 2.600 đ |
VINATiP - viết tắt tên tiếng Anh của Diễn đàn Công nghệ và Đổi mới Nuôi trồng thủy sản Việt Nam (Vietnam Aquaculture Technology and Innovation Platform) - là diễn đàn quốc gia của các bên liên quan hoạt động vì sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản Việt Nam
Ngày 30/8/2019, sự kiện đối thoại giữa các đại biểu Việt Nam và Châu Âu vì sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức bên lề Triển lãm Quốc tế thủy sản Vietfish 2019 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn – SECC.
Một diễn đàn (session) về chủ đề ‘Giới thiệu Dự án EURASTiP và Diễn đàn VINATiP’ đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế Aquaculture Vietnam 2018 Conference tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/102018 do Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) hỗ trợ tổ chức.
Trong khuôn khổ Dự án EURASTiP, ngày 20/7/2017, Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tổ chức hội thảo về thành lập Diễn đàn nhiều bên quốc gia cho phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Việt Nam.