

• Nuôi trồng thủy sản nói chung
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản (NTTS) Việt Nam bao gồm cả có lợi (ví dụ, diện tích nuôi thủy sản nước lợ tăng,…) và bất lợi (ví dụ, gia tăng dịch bệnh và ô nhiễm,…) và trên các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau là khác nhau. Để tận dụng tác động có lợi và hạn chế tác động bất lợi đến NTTS, Việt Nam cần đa dạng hóa đối tượng nuôi và hệ thống canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, các nghiên cứu và đổi mới chiến lược là:
- Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Nghiên cứu đánh giá các đối tượng thủy sản nuôi tiềm năng và xác định đối tượng nuôi cùng hệ thống nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho các vùng sinh thái khác nhau.
- Đối với các đối tượng nuôi thích hợp đã được xác định, nghiên cứu chọn lọc để sản xuất con giống có chất lượng (tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt các điều kiện bất lợi của môi trường, kháng bệnh,…).
- Đối với các đối tượng chủ lực đang nuôi, nghiên cứu cải tiến các giải pháp kỹ thuật nuôi theo hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các đối tượng nuôi mới, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ sản xuất giống, thức ăn, thiết bị nuôi, quản lý,...
- Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới các quy hoạch phát triển NTTS cho các vùng sinh thái nông nghiệp và môi trường nuôi khác nhau.
- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu về con giống, công nghệ nuôi,… và hỗ trợ các nghiên cứu về công nghệ sản xuất định hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt cho các đối tượng chủ lực là cá tra và tôm biển.
- Nhà nước cần đầu tư phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế về NTTS, thúc đẩy hợp tác của các bên liên quan trong NTTS thông qua các chính sách hỗ trợ các liên kết.
• Nuôi thủy sản nước ngọt
- Con giống: xây dựng chương trình chọn giống các đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao: tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt,...
- Giải pháp kỹ thuật nuôi: nghiên cứu các mô hình sản xuất với các chỉ số về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các giải pháp sinh học để cải thiện môi trường.
- Phòng và trị bệnh: nghiên cứu vaccine phòng bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch trên đối tượng nuôi.
- Chế biến và tiêu thụ sản phẩm: nghiên cứu bảo quản sau thu hoạch và chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm và các sản phẩm có giá trị gia tăng, và quảng bá sản phẩm.
• Nuôi thủy sản nước lợ
- Con giống: nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất giống các đối tượng có tiềm năng trong vùng nước lợ (cá dứa, cá bông lau, cá kèo, cá nâu, cá chìa vôi, cá măng, cá đối mục, cá rô phi chịu mặn, nghêu, ốc hương, tu hài, nghêu hai còi, các loài rong).
- Giải pháp kỹ thuật nuôi: nghiên cứu về công nghệ nuôi và cải tiến các mô hình nuôi có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tiêu thụ sản phẩm: nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu cho các đối tượng nuôi mới.
• Nuôi thủy sản nước mặn
- Con giống: nghiên cứu chọn giống và nâng cao chất lượng con giống (tăng trưởng, kháng bệnh), và hoàn thiện qui trình sản xuất giống các đối tượng mới cho nuôi biển: cá, tôm hùm, rong biển.
- Giải pháp kỹ thuật nuôi: nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nuôi hiện có, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ và đối tượng nuôi mới, đa dạng hóa hệ thống nuôi (trang thiết bị), và phát triển thức ăn phù hợp cho từng đối tượng cũng như kỹ thuật cho ăn.
- Phòng và trị bệnh: nghiên cứu vaccine phòng bệnh, quan trắc cảnh báo sớm môi trường nuôi.
- Tiêu thụ sản phẩm: phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.
• Sản xuất cá tra
- Con giống: nghiên cứu hoàn thiện qui trình ương giống cá tra bột – cá giống đạt hiệu quả, nâng cao tỷ lệ sống > 25%.
- Giải pháp kỹ thuật nuôi: ứng dụng các công nghệ RAS/In pond raceway system trong nuôi cá tra thương phẩm, xử lý chất thải rắn/lỏng từ mô hình nuôi cá tra thâm canh; nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn làm tăng chất lượng nguyên liệu cho chế biến (tăng tỉ lệ fillet, tăng khả năng hấp thu, giảm chất thải,…).
- Phòng và trị bệnh: nghiên cứu và áp dụng vaccine nhị giá phòng bệnh gan thận mủ và xuất huyết (tập trung vào cách thức sử dụng hiệu quả vaccine như cho ăn, ngâm hoặc theo các giai đoạn phát triển của cá từ bột, giống, thương phẩm).
• Sản xuất tôm biển
- Con giống: nghiên cứu gia hóa và tạo tôm bố mẹ (sú, chân trắng) chất lượng cao, từng bước tạo các đàn tôm không mang mầm bệnh chuyên biệt (SPF), kháng bệnh (SPR) và tăng trưởng nhanh (high growth). Đổi mới việc kiểm soát chất lượng con giống và tình trạng sử dụng kháng sinh trong trại giống. Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn/quy chuẩn cho con giống.
- Giải pháp kỹ thuật nuôi: nghiên cứu hoàn thiện các mô hình nuôi (tôm-rừng, tôm-lúa, thâm canh, siêu thâm canh). Nghiên cứu xây dựng các qui trình hình nuôi hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất phù hợp cho từng vùng sinh thái.
- Phòng và trị bệnh: tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phòng và trị bệnh thân thiện với môi trường (chế phẩm vi sinh, tăng sức đề kháng, thảo dược) và không sử dụng kháng sinh. Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm tham chiếu về bệnh thủy sản.
- Tiêu thụ sản phẩm: nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu, và làm tăng giá trị gia tăng của phụ phẩm.
• Thị trường và thương hiệu
- Nghiên cứu chiến lược trước mắt và lâu dài để xuất khẩu thủy sản phát triển bền vững, bao gồm:
Thị trường: nghiên cứu đánh giá và chọn lựa phân khúc thị trường xuất khẩu dựa trên các đối tượng chủ lực của quốc gia (nhu cầu thị trường trước mắt và lâu dài, tiêu chuẩn chất lượng, mặt bằng giá cả, phương thức kinh doanh, chính sách pháp luật…).
Thương hiệu: nghiên cứu xây dựng chuỗi bền vững thông qua áp dụng tiêu chuẩn phát triển bền vững, tiêu chuẩn chất lượng, giảm giá thành, phát triển thương hiệu.
Giá cả: nghiên cứu cải tiến công nghệ thiết bị, giảm giá thành toàn chuỗi sản xuất, giảm khâu trung gian, hoàn thiện phương thức kinh doanh hiện đại/ truyền thống dựa trên nhu cầu thị trường.
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản (NTTS) Việt Nam bao gồm cả có lợi (ví dụ, diện tích nuôi thủy sản nước lợ tăng,…) và bất lợi (ví dụ, gia tăng dịch bệnh và ô nhiễm,…) và trên các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau là khác nhau. Để tận dụng tác động có lợi và hạn chế tác động bất lợi đến NTTS, Việt Nam cần đa dạng hóa đối tượng nuôi và hệ thống canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đến năm 2030, nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ trở thành ngành sản xuất phát triển bền vững, là ngành chủ lực cung cấp thực phẩm chất lượng, bổ dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng, và tạo nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống của nông dân.
VINATIP
Tôm sú Post 15 | 120 đ |
Tôm thẻ Post 12 | 126 đ |
Cá lăng 1,2 cm | 2.600 đ |
VINATiP - viết tắt tên tiếng Anh của Diễn đàn Công nghệ và Đổi mới Nuôi trồng thủy sản Việt Nam (Vietnam Aquaculture Technology and Innovation Platform) - là diễn đàn quốc gia của các bên liên quan hoạt động vì sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản Việt Nam
Ngày 30/8/2019, sự kiện đối thoại giữa các đại biểu Việt Nam và Châu Âu vì sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đã được tổ chức bên lề Triển lãm Quốc tế thủy sản Vietfish 2019 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn – SECC.
Một diễn đàn (session) về chủ đề ‘Giới thiệu Dự án EURASTiP và Diễn đàn VINATiP’ đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế Aquaculture Vietnam 2018 Conference tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/102018 do Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) hỗ trợ tổ chức.
Trong khuôn khổ Dự án EURASTiP, ngày 20/7/2017, Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tổ chức hội thảo về thành lập Diễn đàn nhiều bên quốc gia cho phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Việt Nam.